Đình Tân Lân phường. Hòa Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai là nơi thờ Trần Thượng Xuyên, người có công khai phá vùng đất cù lao Phố. Đây là công trình thể hiện sự kết hợp giữa kiến trúc thời Nguyễn và kiến trúc của người Hoa. Đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
TRẦN THƯỢNG XUYÊN – DƯƠNG NGẠN ĐỊCH VÀ CÔNG CUỘC KHAI PHÁ PHƯƠNG NAM !
Cũng như Mạc Cửu, bốn tướng thời Minh (Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình cùng Dương Ngạn Địch và phó tướng Huỳnh Tấn) đã không chịu khuất phục bởi sự cai trị của người Thanh, họ đã bỏ đất nước Trung Hoa đi theo đường biển vào Đà Nẵng đất nước Đại Việt xin tị nạn (1679).
Tại đây họ được Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Tần) mở yến tiệc, an ủi, động viên và tiếp đón chu đáo sau đó còn phong cho họ thêm chức tước và xem như đã là thần dân Đại Việt.
Tuy nhiên Chúa Nguyễn vẫn cảm không an tâm khi để họ sống tại đây nên đã cùng bàn với quần thần vì phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau sẽ khó bề sai khiến nhưng để họ sống gần Kinh thành cũng không hay, họ đã bị thế cùng bức bách nên phải đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Chúa Nguyễn thấy đất Đông Phố của nước Chân Lạp phì nhiêu nghìn dặm, mà triều đình thì quá xa không thể đi kinh lý thường xuyên vậy tiên đây lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa Nguyễn bèn truyền lệnh cho họ theo đường thủy theo đường biển xuống phương Nam đến ở đất Đông Phố lập nghiệp.
Họ đã đi theo đường thủy hướng về phương Nam để khai khẩn đất hoang, chúa Nguyễn đã giúp đỡ họ bằng cách phái 2 tướng tướng Vân Trình, Văn Chiêu đi theo và hướng dẫn đến cửa sông Cần Giờ họ tách ra thành 2 ngã:
1.Trần Thượng Xuyên – Cù lao Phố (Đồng Nai)
– Cù lao Phố còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố, Trần Thượng Xuyên chọn nơi này vì đây là vùng đất tốt tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy mạnh từ đây có thể đi đến mọi miền: đi ngược lên hướng Bắc để có thể khai thác nguồn hàng lâm thổ sản và hướng Nam có thể ra cửa biển Cần Giờ hay sang tận Cao Miên.
– Thế hệ con cháu về sau phát triển ngược ra sông Đồng Nai đến ngã ba cửa sông Nhà Bè rẽ theo sông Sài Gòn vào Gia Định thành lập khu Chợ Lớn. Dù ở đâu họ cũng chuyên lo xây dựng và phát triển việc thương mại và canh nông.
2.Dương Ngạn Địch – Đông Phố (Mỹ Tho)
– Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho thuộc Tiền Giang).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét